Đặc Điểm
Gỗ mun nằm trong nhóm I ở Việt Nam, là loại gỗ có giá trị kinh tế, tâm linh rất cao. Gỗ mun có những đặc điểm nổi bật sau:
Chất gỗ cứng, giòn, trọng lượng rất nặng. Cấu trúc gỗ chắc, chặt chẽ với bề mặt mịn, có khả năng chống mối mọt, cong vênh hiệu quả.
Mày đen đặc trưng cùng vân gỗ đẹp, đều.
Để lâu sẽ dần chuyển sang màu đen đậm, vân gỗ dần mờ đi và khó xây xước.
Hương thơm nhẹ, dễ chịu. Tinh dầu trong gỗ khiến gỗ luôn bóng mịn.
Gỗ chìm khi được thả xuống nước.
Phân Loại
Gỗ mun có khoảng 8 loại trên thị trường, tuy nhiên trong bài viết, chúng ta sẽ đề cập tới 5 loại cơ bản nhất.
Mun Sừng: Là loại gỗ có giá trị tương đối. Cây mun sừng được phân bố chủ yếu ở Khánh Hòa, mọc ở núi đá, đảo. Với khí hậu nắng gió nên phát triển chậm, với độ cao trung bình khoảng 2-3m, đường kính trên dưới 20cm. Vì điều kiện thổ nhưỡng khiến thời gian phát triển chậm nên loại gỗ này thuộc nhóm gỗ quý hạng A1.
Mun Đen: Là loại gỗ có màu đen với trọng lượng nặng tương đương gỗ trắc, độ cứng rất cao. Gỗ có độ bóng đẹp tự nhiên, rất ít dăm. Nếu khí hậu thay đổi đột ngột, gỗ sẽ có những lỗ chân chim xuất hiện trên thân.
Mun Hoa: Là loại gỗ có trọng lượng tương tự mun đen, giòn như than đá. Là đặc sản của vùng rừng núi Tây Nguyên.
Mun Sọc: Là loại gỗ có vân gỗ màu xanh như phân ngựa, sau mất dần màu để trở lại thành màu đen thông thường. Loại này càng để lâu, vân và tâm gỗ sẽ dần mất đi, tuy nhiên cũng không thể đen bằng mun hoa hay mun sừng. Mun sọc cũng là tài sản đặc hữu ở Tây Nguyên, nhưng gần như tuyệt chủng.
Mun Đuôi Công: Là loại gỗ đến từ Nam Phi, có thớ gỗ to bản. Mun đuôi công có chất lượng săn hơn nên được dùng để đóng bàn ghế, lục bình, tủ kệ.
Ngoài ra còn có mun Lào, mun da báo. Những loại mun này có độ dẻo hơn, thích hợp làm những đồ thủ công mỹ nghệ.