Nhưng khi tiếp xúc với nước quá giới hạn, gỗ công nghiệp sẽ xảy ra tình trạng giãn nở. Ngoài ra việc ở trong độ ẩm cao cũng khiến gỗ công nghiệp xảy ra tình trạng nấm, mốc…
Hơn nữa, với khí hậu có độ ẩm cao của Việt Nam, việc nội thất gỗ bị ẩm cũng dễ xảy ra.
Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý
Không quá khó để biết gỗ đang bị ngấm nước. Bề mặt xuất hiện tình trạng cong, vênh (hiện tượng giãn nở do gặp nước).
Thực chất khi gỗ công nghiệp tiếp xúc với nước, không quá khó để xử lý. Tuy nhiên cần phải được xử lý ngay, để tránh việc nước ngấm vào gỗ gây ra hậu quả.
Bước 1: Dùng giẻ khô để thấm hết nước trên bề mặt. Khi bị ngâm nước, bề mặt gỗ rất yếu, chỉ nền dùng giẻ mềm để thấm nước, tránh gây ra xước xát cho gỗ.
Bước 2: Sử dụng quạt hoặc điều hòa để làm khô nước. Tránh dùng máy sấy vì nhiệt độ cao của máy sấy có thể khiến cho gỗ cong vênh nhanh hơn.
Bước 3: Nếu đồ gỗ không cồng kềnh và có thể được tách rời thì nên tách rời để phơi.
Những lưu ý khi sử dụng đồ nội thất gỗ công nghiệp:
Luôn đặt ở trong không gian khô thoáng (sử dụng điều hòa để giữ độ ẩm ở mức độ thấp).
Đảm bảo đồ gỗ được quét vecni đúng quy trình.
Nên sử dụng vật liệu thay thế đối với những đồ nội thất ở khu vực dễ tiếp xúc với nước như bếp, nhà vệ sinh. Nhựa Hoàng Hà mang đến cho quý vị một giải pháp đó là tấm nhựa nội thất GP – đây là loại vật liệu có thể thay thế gỗ để sản xuất nội thất trong gia đình. Tấm nhựa GP đáp ứng được việc khắc phục những nhược điểm như ngấm nước, cháy lan…